Chào bạn,
Nhiều người cho rằng tăng huyết áp chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, người già. Tuy nhiên lứa tuổi trẻ em cũng đang có nhiều ca mắc bệnh không rõ nguyên nhân. Tăng huyết áp ở trẻ em giờ đây trở thành mối lo của rất nhiều bậc làm cha làm mẹ. Bệnh cần được phát hiện sớm, qua đó có biện pháp điều trị phù hợp, giúp trẻ quay lại với lối sống lành mạnh, giảm gánh lo ở những người trưởng thành.
Thế Nào Là Cao Huyết Áp?
Huyết áp là áp lực đẩy máu vào thành động mạch. Bạn có thể hiểu có hai chỉ số được ghi lại khi đo huyết áp là:
Huyết áp tâm thu. Đây là số cao hơn. Nó đề cập đến áp lực cao nhất bên trong động mạch. Nó xảy ra khi tim co bóp và bơm máu cho cơ thể.
Huyết áp tâm trương. Đây là số thấp hơn. Nó đề cập đến áp suất thấp nhất bên trong động mạch. Nó xảy ra khi tim thư giãn và đầy máu. Ví dụ, nếu huyết áp của trẻ là 110/70 mmHg, 110 là huyết áp tâm thu và 70 là huyết áp tâm trương.
Do đó huyết áp cao có nghĩa là áp lực máu bên trong động mạch quá cao. Áp lực này có thể gây hại cho động mạch và làm cho tim hoạt động mạnh hơn. Huyết áp tâm thu hoặc tâm trương, hoặc cả hai, có thể cao.
Có Nhiều Tác Nhân Ảnh Hưởng Đến Áp Huyết
- Chỉ số áp huyết thay đổi theo thời gian trong ngày
- Áp huyết thường cao hơn sau khi tập thể dục
- Cảm xúc giận giữ, sợ hãi, hoặc quá vui cũng ảnh hưởng đến chỉ số áp huyết. Những cảm xúc như xấu hổ và ngại ngùng cũng làm cho áp huyết thay đổi
- Độ tuổi, cân nặng, chiều cao và giới tính: Chỉ số áp huyết của người trẻ thì thấp hơn so với người già. Người có chiều cao hơn thì cũng thường có áp huyết lớn hơn
- Chế độ ăn uống: Muối và thức ăn với hàm lượng muối cao, rượu, đồ uống với caffeine có thể làm tăng huyết áp
Chỉ số huyết áp đọc được một lần chưa phải là lời khẳng định rằng con bạn đang bị cao huyết áp. Để xác định trẻ có bị cao huyết áp hay không, cần kiểm tra trong vài ngày, hoặc vài tuần. Và khi huyết áp lên cao, rất có thể là đã có vấn đề về sức khỏe nơi trẻ.
Đọc thêm:
Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả
Nguyên Nhân Tăng Huyết Áp Ở Trẻ Em
Trong nhiều trường hợp, cao huyết áp ở trẻ em là không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, lí đo có thể là do trẻ đang bị bệnh hoặc những thói quen trong sinh hoạt hằng ngày chưa thực sự lành mạnh.
Lí do thứ hai dẫn đến cao huyết áp ở trẻ em có thể là:
- Bệnh thận hoặc bệnh tim
- Trẻ đang sử dụng thuốc có tác dụng phụ làm tăng huyết áp
- Trẻ bị béo phì có nguy cơ cao huyết áp lớn hơn hẳn các bạn cùng trang lứa
- Thói quen thức khuya
- Tiền sử gia đình có mắc bệnh cao huyết áp
- Có mẹ sử dụng chất kích thích hoặc hút thuốc trong lúc mang thai
Dấu Hiệu Và Triệu Chứng
Thông thường cao huyết áp không gây ra bất kì triệu chứng nào. Đây là lí do tại sao nó thường được gọi là kể giết người thầm lặng. Những kết luận về cao huyết áp thường rõ ràng khi chúng ta tiến hành kiểm tra sức khỏe.
Huyết áp cao được chẩn đoán như thế nào ở trẻ?
Các bác sĩ sẽ chẩn đoán huyết áp cao bằng cách kiểm tra huyết áp của con bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi đưa ra chẩn đoán. Một số việc cần làm khi có dấu hiệu cho thấy trẻ bị cao huyết áp là: Xem lại lịch sử sức khỏe của con bạn, bao gồm chế độ ăn uống, tập thể dục, hoạt động và sức khỏe về mặt cảm xúc. Tiếp theo là xem lại lịch sử sức khỏe của cả gia đình.
Bên cạnh đó, các chỉ số huyết áp đáng tin cậy được thực hiện tại nhà có thể hữu ích trong việc xác định xem con bạn có thực sự bị huyết áp cao hay không. Phải mất nhiều chỉ số huyết áp mới có thể giúp đọc huyết áp tổng thể chính xác hơn. Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm:
- Điện tâm đồ (ECG), để kiểm tra nhịp tim của con bạn
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
Điều Trị Cao Huyết Áp Ở Trẻ Em
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, tuổi tác và sức khỏe chung của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh như thế nào. Nếu các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh thận, bệnh sẽ được điều trị. Nếu chưa tìm thấy nguyên nhân, việc điều trị bao gồm việc thay đổi lối sống. Chúng có thể bao gồm một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim:
- Sử dụng nhiều các loại rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo
- Hạn chế lượng muối
- Giới hạn thực phẩm béo và ngọt
Các thay đổi lối sống khác có thể bao gồm:
- Giảm cân
- Tập thể dục nhiều hơn
- Học cách quản lý cảm xúc và căng thẳng
- Bỏ hút thuốc hoặc tránh xa việc hút thuốc
- Tránh xa rượu
Nhiều trẻ em và thiếu niên có thể giảm huyết áp của mình với những thay đổi trong lối sống. Nhưng một số trẻ có thể cần thuốc.
Bạn Có Thể Làm Gì Để Ngăn Ngừa Bệnh Cao Huyết Áp Nơi Con Mình?
Không phải tất cả huyết áp cao đều có thể ngăn ngừa được. Nhưng việc lựa chọn lối sống lành mạnh cho tim có thể làm giảm nguy cơ phát triển cao huyết áp. Giúp con bạn: Giữ cân nặng khỏe mạnh, Ăn uống lành mạnh, Hoạt động mỗi ngày, Tránh xa việc hút thuốc. Huyết áp nên được kiểm tra ở tất cả trẻ em và thanh thiếu niên trên 3 tuổi ở mỗi lần khám sức khỏe. Nếu bị béo phì, dùng thuốc làm tăng huyết áp, bị bệnh thận, tiểu đường hoặc tiền sử tắc nghẽn động mạch chủ hoặc co thắt. Một điểm cần lưu ý là huyết áp bình thường ở trẻ em phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác và chiều cao của trẻ.
Trẻ em là độ tuổi cần được ăn, chơi và phát triển, nếu không may phát hiện Cao huyết áp sớm, bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và cả tinh thần của trẻ rất nhiều. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Tăng huyết áp ở trẻ em”. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc trị lành bệnh cho mình và người thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline bên dưới, hoặc để lại câu hỏi, Nesfaco sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Đọc thêm:
Cao Huyết Áp Ăn Thịt Gà Có Nguy Hiểm Không?
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công Ty Cổ Phần NESFACO
Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
Website: nesfaco.com/chuacaohuyetap.com.vn
Điện thoại: 0911.934.131
Hotline: 0866.626.768 Hoặc 0911.934.131
Email: info@nesfaco.com
Từ khóa tìm kiếm:
Tăng huyết áp ở trẻ em
Tăng huyết áp ở trẻ em nguy hiểm không