Chào bạn,
“Ngưng uống thuốc huyết có tăng lên lại không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Câu trả lời cho một số trường hợp là có. Tuy nhiên, chọn lựa được thuốc chữa cao huyết áp an toàn, uy tín cộng với việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, vận động thường xuyên bạn sẽ không mắc kẹt vào tình thế dứt hẳn thuốc lên lại huyết áp.
Huyết áp tăng lên do phản ứng của một số thuốc khác:
Sau khi đã điều trị cao huyết áp, và người bệnh dứt hẳn thuốc nếu huyết áp lên lại có thể do chế độ ăn uống không hợp lý, nhưng có nhiều trường hợp tăng huyết áp trở lại là do trước đó đã chọn nhầm thuốc hoặc sử dụng các loại thuốc giảm huyết áp cấp tốc. Do đó, có thể thấy những sản phẩm này không có tác dụng điều trị huyết áp bền vững.
Ngoài ra, một số Thuốc thường ngày hay sử dụng vô tình đã làm tăng huyết áp như:
Thuốc tránh thai: Các viên thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen và progesteron có khuynh hướng làm tăng huyết áp, trung bình mức độ tăng là 5/3mmHg. Cơ chế gây tăng huyết áp chưa rõ nhưng huyết áp sẽ trở về mức độ bình thường sau khi ngừng dùng thuốc, tuy nhiên cần nhiều thời gian, có khi tới 18 tháng.
Nếu quá 18 tháng mà huyết áp không trở về bình thường thì sự tăng huyết áp không phải do thuốc tránh thai. Với một số phụ nữ, sau khi dùng viên thuốc tránh thai hỗn hợp được vài tháng thậm chí vài năm, huyết áp mới bắt đầu tăng nhanh. Viên thuốc tránh thai chỉ chứa có progesteron thì không gây tăng huyết áp.
Một số thuốc giảm cân: Có thể gây tăng huyết áp, bởi vì trong thành phần của các loại thuốc này có chứa những thành phần gây tăng huyết áp như guanara, yerba… Một số loại thuốc giảm cân cũng có chứa cafein, vì vậy sẽ gây ra nhịp tim bất thường và làm tăng huyết áp.
Không nên tự ý mua các loại thuốc giảm cân để sử dụng, nhất là thuốc có chứa cafein đối với những người có khuynh hướng cao huyết áp. Bởi vì, cafein là một chất thuộc nhóm xanthin có tác dụng làm tăng khối lượng máu do tim phát ra, vì vậy là thuốc được sử dụng trong cấp cứu khi bị trụy tim mạch nhằm nâng huyết áp (làm cho huyết áp tăng lên). Với cafein, ngay cả khi uống cà phê cũng có thể làm cho huyết áp tăng.
Thuốc sủi: Thông dụng nhất là thuốc giảm đau, hạ sốt chứa thành phần paracetamol (acetaminophen) hoặc thuốc có chứa natri (thuốc điều trị bệnh dạ dày bicarbonat), trong đó chứa nhiều ion natri (Na+). Ion natri không gây co cơ trơn thành tiểu động mạch nhưng kéo ion canxi (Ca+2) vào nội bào. Chính ion canxi khi vào nội bào nhiều sẽ gắn kết với phức tropomin C, làm thay đổi cấu trúc không gian của phức này, bộc lộ actin, tạo điều kiện cho actin kết hợp với myosin gây nên co cơ. Sự co cơ thành tiểu động mạch tăng lên sẽ cản trở lưu thông máu dẫn tới tăng huyết áp.
Tăng huyết áp do phản ứng tự nhiên của cơ thể
Béo phì và thừa cân
Việc thừa cân sẽ làm gia tăng tổng mức cholesterol trong máu. Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Béo phì có thể tác động tới sự hình thành một số yếu tố nguy cơ tim mạch khác, tiền đề cho xơ vữa động mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu hay đề kháng.
Một bí mật trong điều trị Cao huyết áp và bệnh tim mạch là không được ăn quá no, khi ăn quá no máu phải dồn về bao tử tiêu hóa thức ăn, tim cũng đập mạnh và nhiều hơn, do đó làm cho huyết áp tăng, cơ thể mệt mỏi.
Thiếu vận động thể chất
Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời giúp huyết áp ổn định. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm các động mạch linh hoạt hơn.
Vận động hàng ngày đều đặn ít nhất 45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người ta đã chứng minh việc tập luyện thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ xuất hiện nhồi máu cơ tim đồng thời nâng cao khả năng sống sót khi xảy ra nhồi máu cơ tim.
Stress
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người gặp căng thẳng, lo âu sẽ gây tăng nguy cơ rối loạn mỡ trong máu, một bệnh gây rối loạn các chất mỡ trong máu làm tăng hàm lượng cholesterol xấu LDL làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Làm sao để ngưng thuốc mà không tăng huyết áp trở lại ?
Điều kiện đầu tiên để ngưng thuốc mà huyết áp không tăng là chọn lựa thuốc tăng huyết áp uy tín và an toàn. Sản phẩm vừa giúp hạ và ổn định huyết áp, vừa giúp khôi phục chức năng của tim thận, tăng đề kháng cho cơ thể.
Tiếp tục duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lí, nên ăn nhiều rau xanh, uống nước vừa đủ cho cơ thể. Không sử dụng các chất kích thích có hại cho tim mạch như: Bia, rượu, café, thuốc lá, dầu, mỡ …
Vận động tường xuyên, những hoạt động thể lực làm cho các mạch máu lưu thông, đàn hồi, dẻo dai hơn, tim được cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng đầy đủ hơn, các cơ quan như não, phổi, thận,gan và các cơ bắp được nuôi dưỡng tốt hơn.
Nhờ vận động thường xuyên mà khí huyết lưu thông, huyết áp không những không tăng mà còn ổn định ở trị số trung bình hoặc không tăng cao hơn nữa.
Tuy nhiên người bệnh tăng huyết áp chỉ nên tập luyện vừa sức để hệ tim mạch thích nghi được, nhưng cũng không nên tập ít quá hay nhẹ quá. Các môn như đi bộ, chạy chậm, bơi lội, khí công dưỡng sinh là phù hợp với người bệnh tăng huyết áp.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Ngưng uống thuốc huyết áp có tăng lại không? . Nếu bạn và người thân vẫn đang còn thắc mắc hoặc đang tìm giải pháp điều trị cao huyết áp hiệu quả hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 0866.626.768 – hoặc 0911.934.131 để được tư vấn miễn phí.
Công Ty Cổ Phần NESFACO
Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. HCM.
Website: www.nesfaco.com