Chào bạn,
Cao huyết áp khi mang thai sẽ gây những tác động xấu lên sức khỏe của bà mẹ lẫn thai nhi. Do đó, các bà mẹ cần bổ sung những kiến thức cần thiết nhằm giúp cân bằng sức khỏe, để tránh gây ra những ảnh hưởng nghiệm trọng tới quá trình mang thai.
Những Nguy Hiểm Do Cao Huyết Áp Khi Mang Thai
- Tình trạng cao huyết áp càng nặng và thời gian càng dài càng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Nếu không kiểm soát được huyết áp, có thể dẫn đến các tai biến cho mẹ (giống như tai biến mạch máu của người bệnh cao huyết áp), do mạch máu bị vỡ dưới áp lực quá cao.
- Người mẹ có thể sinh non do giảm lưu lượng máu đến em bé, oxy và các dưỡng chất do đó ít hơn cho thai nhi, còn dẫn đến thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu, … Do tình trạng máu nuôi kém, có thể làm thai nhi nhẹ cân hay suy dinh dưỡng, sợ nhất là tình trạng sanh non hay buộc lòng phải cho con ra đời sớm để giảm bệnh lý cho mẹ.
- Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp có thể dẫn đến tổn thương thận và các cơ quan khác của người mẹ, nhưng biến chứng nguy hiểm hơn là phát triển tiền sản giật trên người mẹ có cao huyết áp trước đó.
Đọc thêm:
Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả
Cần Làm Gì Khi Phát Hiện Bị Cao Huyết Áp Khi Mang Thai?
- Quá trình thai giáo gần như quyết định mức độ thông minh, sức khỏe của đứa trẻ sau khi được sinh ra đời. Chính vì thế mà việc phát hiện sớm biểu hiện bệnh cao huyết áp và có biện pháp ngăn ngừa kiểm soát bệnh là cực kỳ quan trọng.
- Trong đó vấn đề dinh dưỡng được đặt lên hàng đầu, việc duy trì một chế độ ăn thích hợp cần đặc biệt lưu tâm. Bên cạnh các chế độ riêng, thì bà bầu cần tuân thủ chế độ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích…
- Các loại thực phẩm mà bà bầu nên sử dụng thường xuyên đó là ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả,… thức ăn nên được chế biến chín kỹ, không nên cho nhiều gia vị, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn con. Lượng nước uống cũng đặc biệt quan trọng, mỗi ngày tùy theo mức độ sinh hoạt của cơ thể, bà bầu cần nạp vào tương đối khoảng 2L nước hoặc hơn.
- Trường hợp nếu bị nhức đầu, chóng mặt, có vấn đề về thị lực như nhìn mờ hoặc phù nhiều ở mặt, tay chân và tăng cân nhanh, đau nhiều ở vùng bụng trên… hãy đi khám ngay lập tức.
Tuân thủ một chế độ vận động, luyện tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày nên dành ra từ 30 phút hoặc 1h cho việc vận động, thư giãn, có thể chọn những hoạt động nhẹ nhàng những tốt cho sức khỏe như Yoga, đi bộ, các bài tập khởi động … Đồng thời hạn chế dùng muối và các món ăn mặn.
Trong thời gian rảnh, các bà mẹ cũng có thể đọc sách để thư giãn, nghe nhạc Thiền, nhạc không lời, sẽ có ích cho việc phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó những cách này giúp tinh thần sảng khoái, phòng chống được cao huyết áp hiệu quả.
Thông qua những triệu chứng cao huyết áp khi mang thai cùng những điều cần làm được chia sẻ trên đây, mong rằng sẽ giúp ích thật nhiều cho chị em trong thời gian thai kỳ vất vả. Đây là tình trạng bệnh lý khá nguy hiểm nên cần sớm được theo dõi và có biện pháp điều trị. Thường xuyên và tích cực theo dõi huyết áp sẽ giúp tránh gặp phải những trường hợp không mong đợi xảy ra với người mẹ lẫn con trẻ trong bụng.
Chúc các mẹ, các chị mẹ tròn con vuông, sinh con ra giữa đời này với đầy đủ sức khỏe và trí tuệ, để con trở thành những cá nhân xuất sắc, có ích cho xã hội. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Cao huyết áp khi mang thai”. Nếu bạn vẫn đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm giải pháp điều trị bệnh hiệu quả cho mình và người thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline bên dưới, hoặc để lại câu hỏi, Nesfaco sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Đọc thêm:
Cao Huyết Áp Có Ăn Yến Được Không?
Công Ty Cổ Phần NESFACO
Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
Website: nesfaco.com/chuacaohuyetap.com.vn
Điện thoại: 0911.934.131
Hotline: 0866.626.768 Hoặc 0911.934.131