Chào bạn,
Nếu bạn đã từng bị đột quỵ, thì khả năng trước đó bạn cũng từng bị huyết áp cao là rất lớn. Điều đó cho thấy giữa cao huyết áp và tai biến (đột quỵ) có mối liên hệ mật thiết với nhau. Theo thống kê, cao huyết áp là thủ phạm đằng sau tai biến, gây ra hơn một nửa số trường hợp tai biến hiện nay trên thế giới.
Các chuyên gia cho rằng 80% đột quỵ có thể được ngăn chặn. Cách duy nhất và tốt nhất để làm điều đó là duy trì huyết áp của bạn trong phạm vi an toàn. Điều đó có nghĩa là thấp hơn 120/80 đối với người trưởng thành.
Huyết áp cao là như thế nào?
Nếu huyết áp của bạn luôn ở mức 130/80 hoặc cao hơn, có nghĩa là bạn đang bị tăng huyết áp. Chỉ số huyết áp của bạn tự nhiên tăng và giảm tùy thuộc vào những gì bạn đang làm và mức độ căng thẳng của bạn trong suốt cả ngày. Bạn nên kiểm tra chúng nhiều lần trước khi được chẩn đoán.
Số đầu (tâm thu) là lực trong động mạch khi tim đập. Phần dưới (tâm trương) là áp suất giữa nhịp đập, khi tim nằm yên. Nếu một trong hai chỉ số huyết áp cao hơn bình thường, điều đó có nghĩa là tim của bạn đang bơm nhiều hơn mức cần thiết. Theo thời gian, điều này khiến bạn dễ bị tai biến (đột quỵ) hơn.
Nguyên nhân gây huyết áp cao?
Trong hầu hết các trường hợp, không thể xác định nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến huyết áp cao:
- Tiền sử gia đình cao huyết áp
- Tuổi tác (huyết áp có thể tăng khi người lớn tuổi)
- Đàn ông có nhiều khả năng bị huyết áp cao hơn phụ nữ
- Thừa cân
- Uống rượu quá nhiều
- Hút thuốc
- Bệnh tiểu đường
- Thiếu tập thể dục
- Chế độ ăn nhiều muối
Đọc thêm:
Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả
Tại sao huyết áp cao gây ra tai biến?
Tăng huyết áp đặt động mạch của bạn dưới áp lực liên tục. Bạn có thể tưởng tượng như với một lốp xe đã được bơm quá mức, quá nhiều tác động lực bên trong mạch máu của bạn, cuối cùng làm thiệt hại các thành động mạch và làm cho chúng yếu hơn. Có hai loại tai biến chính – và huyết áp cao là nguyên nhân chính dẫn đến hai loại tai biến này.
Tai biến gây ra bởi dòng máu bị chặn.
Trong gần 9 trong số 10 trường hợp, bạn bị tai biến vì một thứ gì đó, thường là cục máu đông, ngăn dòng máu chảy đến não. Các bác sĩ gọi đây là tai biến hay đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Không có oxy, tế bào não bắt đầu chết trong vòng vài phút. Thông thường một cục máu đông hình thành hoặc ở vị trí của một mạch máu bị tắc hoặc một nơi khác trong cơ thể và sau đó đến não.
Các cục máu đông xuất hiện thường xuyên hơn với huyết áp cao vì nó làm tăng xơ cứng động mạch, một tình trạng làm cho các động mạch trở nên cứng hơn, hẹp hơn và bị tắc nghẽn với mảng bám chất béo.
Tai biến do chảy máu trong hoặc xung quanh não.
Đây được gọi là những “tai biến” xuất huyết. Chúng có xu hướng nghiêm trọng hơn và dễ gây chết người hơn cục máu đông. Một mạch máu yếu vỡ ra, thường là do chứng phình động mạch, một chỗ bị phình ra từ áp lực. Huyết áp cao làm tổn thương các động mạch và khiến chúng dễ bị rách hoặc vỡ. Tăng huyết áp cũng có thể gây ra cục máu đông dẫn đến tai biến tạm thời “cơn đột quỵ tức thời”.
Bạn có thể làm gì
Nếu bạn kiểm soát được huyết áp, bạn có thể giảm nguy cơ bị tai biến gần một nửa. Các ưu tiên trong việc thay đổi lối sống sau, sẽ giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định, là chìa khóa khôi phục sức khỏe:
Ăn ít muối, đường và chất béo bão hòa (chủ yếu từ thịt và gia cầm).
Tránh các chất béo nhân tạo (thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm chế biến có thành phần “hydro hóa”). Ăn nhiều chất xơ, trái cây và rau xanh nhiều lá.
Giữ một trọng lượng khỏe mạnh.
Bụng lớn, so với kích thước hông của bạn, là một dấu hiệu của quá nhiều chất béo trên cơ thể của bạn.
Bỏ thuốc lá.
Nếu bạn đã hút thuốc, việc bỏ hút thuốc sẽ giúp giảm tỷ lệ bạn bị tai biến rất nhiều.
Hạn chế rượu.
Uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng huyết áp của bạn.
Luyện tập thể dục đều đặn.
Hướng tới hoạt động thể dục nhịp điệu trong 30 phút, như đi bộ nhanh, 5 lần một tuần.
Giảm căng thẳng của bạn.
Các nghiên cứu cho thấy sự căng thẳng liên tục khiến bạn dễ bị đột quỵ hoặc tai biến hơn.
Chúc bạn sớm tìm ra giải pháp điều trị bệnh hiệu quả, tránh được những biến chứng nguy hiểm của bệnh như tai biến, đột quỵ. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi hoặc đang gặp khó khăn trong việc trị lành bệnh cho mình và người thân, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline bên dưới, hoặc để lại câu hỏi, Nesfaco sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Đọc thêm:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công Ty Cổ Phần NESFACO
Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
Website: nesfaco.com/chuacaohuyetap.com.vn
Điện thoại: 0911.934.131
Hotline: 0866.626.768 Hoặc 0911.934.131
Email: info@nesfaco.com