Chào bạn,
Không thể phủ nhận tác dụng của muối ăn đối với sức khỏe con người, ăn đủ lượng muối cần thiết, cơ thể trở nên khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, cải thiện trí nhớ và sức đề kháng. Tuy nhiên, lượng muối ăn bổ sung vào cơ thể phụ thuộc vào độ tuổi và nhu cầu của mỗi người. Ăn mặn gây tăng huyết áp cũng là một trong số nhiều nguyên nhân gây tỉ lệ đáng kể người bệnh hiện nay.
Ăn mặn gây tăng huyết áp đúng hay sai?
Trong bữa ăn hằng ngày, muối ăn là một loại gia vị không thể thiếu. Nếu bạn phải ăn nhạt để kiểm soát các bệnh mắc phải trong quá khứ thì thật là khổ sở, vì khẩu vị của bạn bị ảnh hưởng nhiều. Bạn sẽ mất đi cảm giác ngon miệng. Trong trường hợp ăn nhiều muối hơn bình thường cũng vậy, toàn bộ khẩu vị sẽ bị ảnh hưởng.
Người Việt Đang Có Thói Quen Ăn Mặn?
- Ở Việt Nam, Viện dinh dưỡng từng điều tra về lượng muối mà một người tiêu thụ mỗi ngày, kết quả: người Nghệ An 14g, người Thừa Thiên Huế 13g; tỷ lệ cao huyết áp ở 2 địa phương này là 18%. Ở Hà Nội, người dân ăn mỗi ngày 9g muối, tỷ lệ mắc bệnh là 11%.
- Số liệu trên cho thấy lượng muối ăn vào cơ thể nhiều thì khả năng mắc bệnh cao huyết áp cao hơn. Thực tế, nhu cầu ăn mặn của bạn còn phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt của bạn phải hoạt động nhiều hay ít.
- Nếu công việc của bạn hằng ngày phải vận động cơ thể nhiều thì lượng natri trong muối sẽ được loại bỏ qua da theo đường mồ hôi, do đó bạn cần ăn lượng muối nhiều hơn bình thường. Dân văn phòng thì cần ăn lượng muối ít hơn so với những người hay chơi thể dục thể thao, vận động viên.
Đọc thêm:
Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả
Người ăn mặn sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước dẫn đến uống nhiều nước. Nước đi vào máu khiến lượng nước đổ về các mạch máu gia tăng, làm tăng áp lực cho mạch máu. Khi đó, tim cũng phải làm việc (co bóp đẩy máu) nhiều hơn. Đây là những nguyên nhân làm tăng huyết áp và suy tim. Vì vậy trong trường hợp không phải vận động nhiều mà cơ thể thường xuyên cảm thấy khát nước, chúng ta cần xem lại lượng muối nạp vào cơ thể, có phải chúng ta đang ăn mặn quá nhu cầu hay không.
Khi tăng huyết áp, lượng máu xối lên thành mạch nhiều hơn, cộng với các rối loạn mỡ máu khiến cho động mạch bị xơ vữa, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ do tắc hoặc vỡ mạch máu não…
Vậy Một Ngày Nên Ăn Lượng Muối Bao Nhiêu Thì Đủ?
Ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 1 tuổi nhu cầu muối khoảng 1g. Những người bình thường, không mắc các bệnh liên quan đến việc kiêng ăn muối, lượng muối cần thiết hằng ngày là 6-8g một ngày. Những người từ 45 tuổi trở lên sẽ ăn lượng muối ít hơn, không quá 5g một ngày.
Một lần nữa chúng ta dựa vào độ tuổi, hoạt động cơ thể để có con số phù hợp về lượng muối ăn cần thiết cho cơ thể hằng ngày. Người bệnh cần tránh việc ăn mặn gây tăng huyết áp không mong muốn.
Hi vọng thông tin trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Mối liên hệ giữa ăn mặn và tăng huyết áp”. Nếu bạn vẫn chưa thực sự tự tin vào lựa chọn khẩu phần ăn uống hằng ngày cho mình, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số Hotline bên dưới, hoặc để lại câu hỏi, Nesfaco sẽ trực tiếp hỗ trợ giải đáp miễn phí cho bạn nhé.
TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Đọc thêm:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công Ty Cổ Phần NESFACO
Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
Website: nesfaco.com/chuacaohuyetap.com.vn
Điện thoại: 0911.934.131
Hotline: 0866.626.768 Hoặc 0911.934.131
Email: info@nesfaco.com
Ăn mặn uống nhiều nước, có nhiều người cơ địa không thải được nước ra ngoài, kết quả là bị béo nữa. Ăn mặn vừa bị cao huyết áp lại còn béo nữa!!! Phải tập ăn nhạt lại thôi
Chào bạn Hàn Duyên,
Tùy vào mức độ hoạt động của cơ thể mà có cách điều chỉnh, uống nước hợp lí bạn nhé. Cảm ơn bạn quan tâm bài viết.
Chào Ad. Mình thấy đa số người Việt Ăn mặn để thay đổi thói quen hơi khó, bạn có thể tư vấn trên thị trường có những loại muối nào tốt cho sức khỏe không? cảm ơn bạn
Chào anh Vượng,
Loại muối tốt trên thị trường không hẳn là loại đắt tiền, mà nó được sản xuất từ tự nhiên, không hóa chất nhé anh.
Mình không ăn mặn nhưng vẫn bị huyết áp cao là nguyên nhsn6 gì vậy anh?
Chào anh Hoàng,
Huyết áp cao có thể do nhiều nguyên nhân, do ăn mặn, lười vận động, do ăn nhiều thức ăn chứa cholesterol, … anh có thể liên hệ nhân viên y tế để kiểm tra lại anh nhé. Hoặc anh đọc thêm nhiều bài viết của trang để tự kiểm tra và điều trị cho mình.
Bạn ơi tại sao người bị cao huyết áp lại dễ có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ vậy bạn?
Chào bạn Tú,
Cao huyết áp trực tiếp ảnh hưởng đến chức năng thận, tim. Trong nhiều trường hợp cao huyết áp dẫn đến dòng máu mang oxy và dinh dưỡng đến các cơ quan bị tắt nghẽn, do cholesterol. Từ đó dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim bạn nhé.
mình nghe nói uống nước nhiều giúp giảm huyết áp mà ad?
Chào bạn Trung Tá,
Lượng nước cho mỗi người sẽ hoàn toàn không giống nhau, tùy vào mức độ sinh hoạt của cơ thể. Nước khi vào cơ thể nhiều sẽ kích thích thận hoạt động chức năng lọc nước, tim cũng phải hoạt động co bóp đẩy máu nhiều hơn, do đó làm tăng huyết áp.
Người ăn mặn sẽ thường xuyên cảm thấy khát nước dẫn đến uống nhiều nước, nước đi vào máu khiến lượng nước đổ về các mạch máu gia tăng, làm tăng áp lực cho mạch máu. điều này có chính xác không vậy
Chào anh Tuấn Huy,
Đúng rồi nhé anh, uống nước nhiều còn tăng nguy cơ huyết áp cao, chức năng thận suy giảm.
Vậy có phải là giảm ăn mặn lại sẽ giúp giảm nguy cơ cao huyết áp?
Chào bạn Thu An,
Thực tế cần dựa vào hoạt động trong ngày, không hẳn phải giảm mặn, nếu trước đó ăn mặn nhiều thì giảm mặn sẽ hợp lí, còn nếu nguyên nhân cao huyết áp là nguyên nhân khác thì không cần bạn nhé.
Chào bạn, khẩu phần muối bạn nêu ở trên là áp dụng cho người châu Á, hay là cho toàn thế giới vậy bạn?
Chào bạn Hiền,
Cơ thể mỗi người nhu cầu muối ăn phụ thuộc theo độ tuổi và thể trạng, nếu phải sinh hoạt vận động nhiều có thể điều chỉnh thêm, cần quan sát tình trạng sức khỏe liên tục và liên hệ nhân viên y tế nếu cần tư vấn thêm bạn nhé.